Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

sao cả cho đạt nha

Các bạn thân mến! 
Bác Hồ kính yêu đã dạy "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đòi hỏi tuổi trẻ chúng ta phải rèn luyện, phấn đấu gắng sức thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng của tuổi trẻ là phải quyết tâm phòng chống, ngăn ngừa các loại tội phạm, tệ nạn xã hội để góp phần tạo một môi trường sống lành mạnh, văn minh và một lớp người trẻ có bản lĩnh, đủ sức làm chủ đất nước trong tương lai. 
Tình trạng hút, hít, tiêm chích Heroin và sử dụng các chất ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng trong xã hội nhất là trong lớp trẻ, tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS, tăng mạnh trong đối tượng tiêm chích ma túy, các vụ buôn bán ma túy, tàng trữ, vận chuyển ma túy xảy ra nhiều nơi và rất nghiêm trọng. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm nảy sinh và phát triển nhanh chóng các tệ nạn xã hội. Ma túy đã và đang là một thách thức, nguy cơ đối với mỗi cá nhân, gia đình và cả xã hội. Đặc biệt giới trẻ vẫn là đối tượng, là nạn nhân chủ yếu của ma túy, nếu không kịp thời ngăn chặn, ma túy sẽ tiếp tục tấn công vào chính chúng ta. Tệ nạn ma túy đã thực sự trở thành nỗi lo lắng của mỗi gia đình, của toàn xã hội, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của con người, nhất là với tuổi trẻ, ảnh hưởng lớn đến kinh tế, trật tự an toàn xã hội, hạnh phúc của gia đình, đến sự bền vững của đất nước. 
Này ma ơi, ngươi là ai đó nhĩ ! 

Ngươi con ai, và tên họ là chi ? 

Trên trần gian, ngươi xuất hiện làm gì ? 

Hắn trợn mắt, nói, ta là ma túy !!! 

Bỡi ma túy, nên vô cùng ma mị 

Đưa hồn mê, ngất ngưởng mấy khung trời 

Đưa hồn say, lúy túy giữa chơi vơi 

Đưa hồn phiêu, chín tầng mây bay bổng 

Nằm duới gầm thổi mộng 

Thở khói giấc thần tiên 

Cỡi ảo ảnh đảo điên 

Cuốn chèo queo một đống 

Ma hốt hồn những con người xuẩn động 

Túy bào mòn những thân thể tàn khô 

Kẻ đầu nậu, vì tiền bạc nhào vô 

Dân nghiện ngập thì lơn tơn ma đói 

Ma túy vướng vào 

Mấy ai thoát khỏi 

Không tù thì tội 

Đày đọa hồn ma 

Làm hư người và xã hội thối tha 

Muốn tận diệt phải tốn hao, phù phép 

Đã nói phép thì phép nào cùng phép 

Đã nói phù thì phù phiếm phù du 

Tay ngoài tay trong, mê hồn trận mịt mù 

Đút lót, bao che, thì làm sao chận đứng 

Phi mã vô song, đó là ngựa chứng 

Sao không làm anh chị đường đường 

Mà lại làm anh chị trong xã hội đen 

Rồi ăn chơi, rồi sa đọa, cứ thế lên men 

Thành vi khuẩn đục khoét dần, lây lan, dãy chết 

Cửa công quyền còn nhiều đường giây nối kết 

Ngoài dân gian còn nhiều mánh lới gian ngoa 

Bị bắt, bị giam, tại ngoại, hầu tòa 

Tỉa ngọn, tỉa cành, làm sao trốc gốc 

Chỉ có con đường pháp trị, nhân đức 

Từ ái vị tha, quỉ khấp, thần kinh 

Ma túy kia, ta lưu lại chút tình 

Làm phương thuốc cứu người, khi dụng đến 

Nhìn tận bờ cuối bến 

Về ma túy xưa nay 

Bao thế hệ đọa đày 

Hãy ngưng tay hành động 

Cho con người được sống 

Cho xã hội bình an 

Cho tuổi trẻ không lún sâu, sa đọa, tội lỗi, bạo tàn 

Cho nhân loại không tổn hao biết bao nhân tài, vật lực 

Định phân lằn mức 

Ma túy hết đường 

Là con người, phải trân quí tình thương 

Không phó thác, không cúi đầu đen đỏ !!! 
Tuổi trẻ của chúng ta hôm nay hãy nói không với ma tuý và thực hiện tốt phong trào “3 không”trong phòng chống ma túy đó là : không sử dụng các chất ma túy; không tàng trữ, vận chuyển các chất ma túy; không trồng thuốc phiện, cần sa và sản xuất trái phép các loại thuốc gây nghiện… 

nà linh ơi bà sao chp tui cái này nhé

Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là ma tuý. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác hại to lớn của ma túy để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.
Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó. Ma túy là một loại chất kích thích, gây nghiện có nguồn gốc từ cây túc anh hoặc nhựa cây thuốc phiện được trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam hay từ lá, hoa, quả cây cần sa được trồng ở các tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia. Đặc biệt là ma túy có một ma lực dẫn dụ ghê gớm, khiến người bị dính vào không thể cưỡng lại được, chẵng khác gì “ma đưa lối, quỷ đưa đường”. Ma túy tồn tại ở nhiều dạng như tép, nước, bột, hồng phiến, bạch phiến, thuốc…và được sử dụng bằng nhiều hình thức hút, chích, hít…Nó được coi là tệ nạn đáng sợ nhất vì sức dẫn dụ con người không kể tuổi tác và khả năng gây nghiện nhanh chóng. Hơn thế nữa, ma túy còn là ngọn nguồn của những tệ nạn xã hội khác.
Chúng ta thường nghe nói ma túy rất có hại nhưng mấy ai hiểu được tác hại thật sự của nó! Trước tiên, nó gây hại trực tiếp đến người nghiện. Về sức khỏe, ma túy gây ra các bệnh khôn lường cho cơ thể. Người nghiện sẽ bị hư hại niêm mạc mũi nếu dùng ma túy theo dạng hít, có khả năng ngưng thở đột ngột, gây nguy hiểm tính mạng. Còn dùng theo dạng hút thì cơ quan chịu ảnh hưởng là phổi. Phổi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, gây ung thư phổi, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng phổi…Và nguy hiểm nhất là dùng ma túy dạng chích, đây là con đường ngắn nhất dẫn đến AIDS. Người tiêm đâu có biết rằng trên mũi kim là hàng vạn quả cầu gai gây căn bệnh thế kỉ hiểm nghèo, cứ thế họ truyền tay nhau tiêm chúng, đưa virus vào máu của mình. Ở những tụ điểm tiêm chích, họ còn pha thêm các chất bẩn gây áp-phê, hậu quả là các con nghiện phải cưa cụt tay chân hay nhiễm trùng máu. Ấy là chưa kể đến tình trạng bị chết do sốc thuốc. Câu chuyện “cái chết trắng” của nhà tỉ phú trẻ Raphael, chết ngay bên đường do dùng bạch phiến quá liều. Những người nghiện lâu ngày rất dễ nhận ra, người gầy gò, da xám, tóc xơ xác. Hệ thần kinh bị tổn thương nặng do ảnh hưởng của thuốc, kém tập trung, suy nghĩ, chán nản và thiếu ý chí vươn lên nên việc cai nghiện cũng khó khăn. Đáng ghê sợ hơn, người mới nghiện heroin, khi “phê” thường gia tăng kích thích tình dục, dẫn đến hành vi tình dục không an toàn, có thể bị lây nhiễm HIV, nhưng nếu sử dụng lâu ngày sẽ làm suy yếu khả năng tình dục. Không chỉ dừng ở đó, tiêm chích ma túy còn hủy hoại con đường công danh, sự nghiệp của người nghiện. Đã có bao bài học, biết bao câu chuyện kể về những công nhân, kĩ sư… đã gục ngã trước ma túy, để rồi bị bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, con đường tương lai tươi sáng bỗng vụt tắt, tối tăm. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nỗi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương!
Ma túy không những gây hại cho người dùng nó mà còn cho cả gia đình của họ, khiến họ trở mất dần khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình. Những gia đình có người nghiện ma túy bầu không khí lúc nào cũng lãnh đạm, buồn khổ. Công việc làm ăn bị giảm sút do không được tín nhiệm. Nền kinh tế cũng theo đó mà suy sụp. Bởi những người một khi đã nghiện thì luôn có nhu cầu hơn nữa về ma túy, đồng nghĩa với việc họ phải có tiền, mà tiền thì lấy từ đâu? Từ chính gia đình của họ chứ không đâu xa. Rồi những người vợ, người mẹ sẽ ra sao khi thấy chồng, con mình vật vã khi thiếu thuốc, khi lìa bỏ cõi đời vì mặc cảm, vì bệnh tình đã tới giai đoạn cuối? Thật đau xót cho những gia đình bất hạnh có người nghiện ma túy.
Không dừng lại ở đó, ma túy còn như một con sâu --c khoét xã hội. Khiến cho an ninh, trật tử, quốc phòng bất ổn. Khi muốn thõa mãn cơn ghiền, con nghiện không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người nào để có tiền mua heroin, hoặc nổi máu anh hùng xa lộ, đua xe, lạng lách. Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang làm mất vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã hội,vật vờ trên những con đường. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do con nghiện gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện. Một thiệt hại lớn mà ma túy gây ra cho nền kinh tế quốc gia là ngành du lịch bị giảm sút. Các bạn thử nghĩ xem, có ai dám đi du lịch sang một đất nước, một thành phố mà toàn người bị HIV/AIDS. Rồi họ sẽ nghĩ gì về nước ta, họ sẽ nhìn nước ta với ánh mắt khinh thường, chẳng ai dám đầu tư vào đây nữa. Quả là một mất mát, thiệt hại cho nước nhà!
Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn ma túy nữa. Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền, giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của ma túy để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội. Đồng thời cũng lên án, dẹp bỏ tệ nạn bằng cách không tiếp tay cho chúng. Nếu lỡ vướng vào thì phải dùng nghị lực, quyết tâm, vượt lên chính mình để từ bỏ con đường sai trái. Bên cạnh đó nhà nước cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, không xa lánh, kì thị họ.
Ma túy quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quỷ dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với ma túy, xây dựng một mái trường, một xã hội không có ma túy.

1 . MB mấy bạn tự làm nhé
2 . TB khái quát về mà túy
Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất gây nghiện, chất hướng thần có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Những chất này khi đưa vào cơ thể của con người sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và sinh lý, có thể dẫn đến nghiện.
Dựa theo nguồn gốc sản sinh thì các chất ma túy gồm có:

+ Ma túy tự nhiên

Ví dụ thuốc phiện, cần sa...

* Nguồn gốc:
o Từ nhựa cây thuốc phiện, có trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
o Từ lá, hoa, quả cây cần sa (còn gọi là bồ đà, cây gai dầu) được ở trồng một số tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia và ở Tây Nguyên
o Từ lá cây coca, chế ra chất cathinon, có nhiều ở Nam Mỹ

+ Ma túy bán tổng hợp

Ví dụ như heroine

+ Ma túy tổng hợp

Ví dụ như ectasy

* Nguồn gốc:
o Các loại ma tuý tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc nhóm amphetamin, methamphetamin...

Các chất ma tuý hướng thần độc hai hơn thuốc phiện 500 lần.

Dựa theo tác động lâm sàng tới tâm sinh lý người sử dụng, ma túy gồm có 3 nhóm:

* Các chất an thần
* Các chất kích thích
* Các chất gây ảo giác

a. Đặc điểm

b. Nguồn gốc và sự phát triển

Ma túy, mà đại diện điển hình là thuốc phiện, đã xuất hiện từ rất lâu trước đây. Hơn 8000 năm trước đây, thuốc phiện đã được người Somai ở tây Á sử dụng, người ta đã biết được những khoái cảm và sự thoải mái hết sức mà thuốc phiện mang lại khi dùng.[cần dẫn chứng]

Thế kỷ thứ 1, Rioskelires đã miêu tả khá kỹ về thuốc phiện trong cuốn sách "Dược điển luận" của mình. Tuy nhiên ở thời kỳ này, người ta mới chỉ chú trọng đến những khoái cảm, những tác dụng trong chữa bệnh mà thuốc phiện mang lại chứ chưa chú ý tới mặt trái của nó, đó là tác dụng gây nghiện khó cai
Tác hại của ma túy

+ Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột.

Chẳng hạn một thanh niên đang cai nghiện đột ngột ngưng thở tử vong không rõ nguyên nhân, khi giải phẫu tử thi thì phát hiện nạn nhân bao heroin bởi một màng mỏng rồi cấy dưới da để thuốc phóng thích từ từ, nhưng bao thuốc đột nhiên vỡ và phóng thích quá nhiều gây ngộ độc.

Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản...

Theo thông tin trên tạp chí Medical Progress tháng 1 năm 1999, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Mỹ đã cho thấy có mối liên quan giữa hút ma túy (nhất là cocaine) và ung thư phổi.

+ Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.

+Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quị...

+Đối với hệ sinh dục: Không như người ta thường lầm tưởng, dùng ma túy sẽ làm tăng khả năng tình dục. Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục suy giảm một cách rõ rệt, và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian khá lâu. Ở những nam giới dùng ma túy trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to (gynecomastia) và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh.[cần dẫn chứng]

Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị...

Những trình bày trên cho thấy các loại thuốc lắc thực chất cũng chính là một loại ma túy, gây những tác hại rất nghiêm trọng cho người sử dụng.

Cuối cùng từ những ý trên cần phải nêu ra chúng ta phải tránh xa ma túy về những tác hại to lớn như vậy .Nêu bật được tác hại của nó, nhấn mạnh đây là hiểm hoạ của toàn nhân loại.Chắt lọc các ý chính trên dàn ý các tác hại phía trên

3.KB: Bạn có thể liên hệ tới bản thân mình, còn là hs ngồi trên ghế nhà trường thì phải như thế nào ( thái độ, hành động )..
Hết
Chúc các bạn làm bài tốt mà nếu làm tốt thì thanks mình cái nha

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

hịch tướng sĩ

Một bài viết bằng Hán văn có thuộc về văn học Việt nam hay không, đó là một vấn đề phức tạp; muốn giải đáp, phải đi sâu vào định nghĩa và quan niệm văn học nói chung: vì một mặt thì ngôn ngữ là yếu tố căn bản để định nghĩa một nền văn học dân tộc; nhưng, một mặt khác, đấy không phải là một yếu tố độc nhất, và xét đến nội dung thì nếu không nhận bài Hịch của Trần Hưng Đạo vào văn học Việt nam thì cũng khó lòng mà đưa nó vào văn học Trung Hoa. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi không có ý mở một cuộc thảo luận rộng rãi đến thế. Đây chỉ nhằm đi đến một nhận định cụ thể về giá trị bài Hịch tướng sĩ. Dù có được kể vào văn học Việt nam hay không, bài ấy cũng đánh dấu một bước quyết định trong cuông cuộc xây dựng tinh thần dân tộc, phản ánh một thời đại vinh quang trong lịch sử Việt nam. Vậy chúng ta hãy nhận đây là một tác phẩm thiên tài của văn hoá dân tộc, và đi vào nội dung cụ thể.
 Bài Hịch của Trần Hưng Đạo là một sản phẩm điển hình của tinh thần quốc gia phong kiến. Đứng về mặt giá trị tư tưởng, nó tỏ lòng ái quốc, tinh thần hy sinh và quyết chí tiêu diệt xâm lăng. Nhưng xét đến nội dung thiết thực và động cơ tư tưởng, thì chúng ta lại thấy biểu lộ một cách có thể nói là “trắng trợn”, những ý nghĩ của một giai cấp chuyên môn bóc lột. Đành rằng đoạn đầu có nêu gương hy sinh của những anh hùng thời xưa, “bỏ mình vì nước”, nhưng đến mấy đoạn sau lại thấy rõ cái “nước” đây chỉ được quan niệm như tổng số những thái ấp và bổng lộc của bọn phong kiến thống trị, mà chúng cần phải bảo vệ để hưởng một đời phú quí xa hoa với vợ con. Không có một câu nói đến những nỗi gian khổ của nhân dân, không được một câu biểu lộ tư tưởng cứu dân. Một thế kỷ rưỡi về sau, Nguyễn Trãi mở đầu bài Bình Ngô đại cáo, lấy ngay dân sinh làm lý do biện chính quyền thống trị của giai cấp phong kiến dân tộc:
            “Làm điều nhân nghĩa cốt ở yên dân,
            “Muốn cứu dân, phạt tội, phải trừ kẻ tàn bạo”.
Những mối lo lắng của Trần Hưng Đạo kêu gọi tướng sĩ, quy lại chỉ là sợ mất địa vị bóc lột nhân dân: “Đến lúc bấy giờ, thầy trò ta bị bắt, đau đớn lắm thay! Chẳng những thái ấp của ta bị tước, mà bổng lộc của các ngươi cũng về tay kẻ khác”.
 Đây thật là tư tưởng phong kiến thuần tuý. Tuy nhiên chúng ta vẫn thông cảm với những lời cương quyết của vị anh hùng, đại diện cho tinh thần bất khuất của dân tộc. Đọc bài Hịch của Trần Hưng Đạo, chúng ta lại nhớ lại cuộc kháng chiến anh dũng của toàn dân chống giặc Nguyên. Và hình ảnh chiến thắng vĩ đại của dân tộc trong lịch sử lại là một nguồn cảm xúc chân chính, củng cố lập trường dân tộc bấy giờ. Sở dĩ như thế, căn bản là vì trong một thời gian, quyền lợi của giai cấp phong kiến còn phù hợp với quyền lợi của nhân dân, nhà nước phong kiến đã lãnh đạo một cách xứng đáng cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Nhưng đó mới là lý luận một cách chung chung. Cần phải đi vào nội dung cụ thể và phân tích toàn bộ xã hội phong kiến đương thời và nguyên nhân giá trị chân chính của bài Hịch tướng sĩ.

 I. Xã hội Việt nam trong giai đoạn thịnh của chế độ phong kiến
Để nhận định rõ về tính chất xã hội phong kiến đời Trần, chúng ta phải nhắc sơ qua quá trình phát triển của chế độ phong kiến dân tộc.
 1.      Quý tộc và nhân dân trong công cuộc xây dựng chính quyền quốc gia
 Trong thời Bắc thuộc, giai cấp phong kiến Việt nam lúc đầu xuất hiện như một ngành phụ của giai cấp phong kiến thực dân, nhưng dần dần củng cố quyền lợi riêng và xây dựng địa vị dân tộc, nhờ phong trào nhân dân chống chế độ quan lại thực dân. Đến khi công trình giải phóng dân tộc thành công, do mười thế kỷ đấu tranh anh dũng của nhân dân, bọn phong kiến dân tộc trở thành giai cấp thống trị và chia nhau đất nước. Chế độ phong kiến Việt nam xã hội dưới hình thức sơ kỳ, tức là hình thức lãnh chủ: một phần lớn ruộng đất bị tập trung trong những thái ấp dưới quyền chiếm hữu của lãnh chủ bóc lột nông nô và gia nô. Nhờ cơ sở kinh tế tự túc tự cấp và quyền hành vô kiểm soát đối với nông nô và gia nô, bọn lãnh chủ có tổ chức võ trang và nắm quyền tự trị địa phương. Tất nhiên quyền tự trị đó cũng là tương đối, vì bọn lãnh chủ nhỏ phải thần phục bọn lãnh chủ lớn. Nhưng bọn này, có quân đội mạnh, trở nên bá chủ từng khu vực quan trọng và tranh giành nhau đất nước – đây là thời kỳ Thập nhị sứ quân.
 Nhưng vì cuộc chiến thắng của dân tộc, đánh đổ chế độ quan lại thực dân, đã phá bớt một tầng áp bức bóc lột, và giải phóng sức sản xuất của toàn bộ xã hội, những tầng lớp bình dân cũng được phát triển. Những lớp này gồm những nông dân tự do, thợ và chủ thủ công, thương nhân và tiểu địa chủ bóc lột tá điền. Lãnh chủ bóc lột nông nô hay địa chủ bóc lột tá điền cũng đều là phong kiến bóc lột tô. Nhưng bọn địa chủ thường thì không có đặc quyền chính trị và tổ chức võ trang, vậy dễ bị bọn quý tộc áp bức. Đặc biệt là bọn tiểu địa chủ trong thời phong kiến lãnh chủ, phải coi như là một tầng lớp bình dân.
 Những tầng lớp nông dân tư hữu (bần, trung, phú nông) và tiểu địa chủ, tuy nói chung vẫn sống theo kiểu gia đình tự túc, tự cấp, và trao đổi trong phạm vi thông xã, nhưng vì tổ chức tiểu qui mô, ít nhiều cũng phải mang nông phẩm ra chợ để đổi lấy công phẩm. Họ là cơ sở phát triển của công thương nghiệp tư nhân. Tức là lực lượng của quần chúng nhân dân là lực lượng của kinh tế hàng hoá, thúc đẩy luồng giao thông vận tải giữa các địa phương, và làm vỡ lở tổ chức tự chủ hẹp hòi của những thái ấp phân tán. Quyền lợi của những người bình dân đòi hỏi một chính quyền quốc gia bảo đảm tự do trao đổi hàng hoá trong toàn quốc và an ninh trong xã hội nói chung. Mâu thuẫn căn bản giữa kinh tế hàng hoá và kinh tế thái ấp phát hiệnt rong cuộc đấu tranh giữa quần chúng nhân dân và bọn lãnh chủ địa phương chủ nghĩa.
 Cứ xét tương quan lực lượng giữa triều đình và bọn quý tộc địa phương, thì rõ rằng rằng bản thân nhà vua cũng chỉ là một chúa phong kiến giữa những chúa phong kiến khác, vậy dù có nhiều thái ấp hơn, cũng không đủ sức để thống trị bọn chúa kia, nếu không dựa vào quần chúng nhân dân. Thực tế thì lực lượng quyết định, bảo đảm uy thế của chính quyền quốc gia, chính là lực lượng của mọi tầng lớp bình dân, chủ yếu là nông dân tự do, đóng thuế, đi phục dịch và đi lính cho triều đình. Bọn lãnh chủ quý tộc thì dựa vào chế độ chiễm hữu nông nô và gia nô để giữ quyền tự trị địa phương và tổ chức quân đội riêng. Nông nô và gia nô không có tên trong sổ trường tịch: họ là cơ sở riêng của mỗi lãnh chủ. Bộ đội của nhà nước căn bản là một bộ đội nông dân tự do bảo vệ nền dân tộc thống nhất chống những âm mưu chia rẽ của bọn lãnh chủ quý tộc. Vì thế mà nhà Lý, tổ chức cơ sở của chính quyền quốc gia, đã cấm không cho tư nhân mua hoàng nam tức là dân tự do từ 18 tuổi. Nếu để bọn lãnh chủ biến họ thành nông nô hay gia nô thì họ không còn nhiệm vụ đối với triều đình nữa. Rõ ràng rằng quan hệ giữa chính quyền quốc gia trung ương và uy quyền phong kiến địa phương là được xây dựng trên quan hệ giữa quần chúng nhân dân và giai cấp lãnh chủ quý tộc.
 Tất nhiên cuộc đấu tranh của mọi tầng lớp bình dân chống bọn quý tộc địa phương chủ nghĩa, lại dựa vào cuộc đấu tranh sâu hơn nữa của nông nô và gia nô chống chế độ phong kiến lãnh chủ. Chính những nông nô và gia nô không chịu được ách áp bức bóc lột của bọn lãnh chủ và trốn khỏi các thái ấp, là một nguồn lực lượng luôn luôn tăng cường quần chúng nhân dân và là đội quân tiền phong trong những cuộc bạo động. Vậy chúng ta có thể nói rằng: mâu thuẫn chính thúc đẩy cuộc tiến hoá của xã hội phong kiến sơ kỳ, đưa đến quốc gia tập quyền, là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân, chủ yếu là nông dân, tự do và không tự do, và giai cấp lãnh chủ quý tộc. Sự nghiệp thống nhất dân tộc là sự nghiệp của nhân dân.
 *
*    *

2. Kinh tế thái ấp và kinh tế hàng hoá phát triển song song trong giai đoạn thịnh của chế độ phong kiến.
 Tuy nhiên, trong giai đoạn thịnh của chế độ phong kiến, mâu thuẫn nói trên vẫn bị thống nhất dưới quyền thống trị của bọn lãnh chủ quý tộc. Từ đời Thập nhị sứ quân, những tầng lớp bình dân càng ngày càng phát triển, gây cơ sở thống nhất quốc gia, làm giảm bớt uy quyền của bọn quý tộc, nhưng bọn này vẫn giữ cơ sở địa phương, những thái ấp lớn và đặc quyền chính trị. Đời nhà Trần, bọn vương hầu vẫn có quân đội riêng, đồng thời lại giữ đặc quyền được bổ vào những trọng chức trong triều đình và được đi trấn những địa phương quan trọng. Tức là chế độ căn bản vẫn giữ tính chất phân quyền, giai cấp thống trị vẫn là giai cấp lãnh chủ quý tộc.
 Đến đời nhà Lê, các tầng lớp bình dân đã lên mạnh, kinh tế thái ấp hết tác dụng tích cực, chế độ lãnh chủ bóc lột nông nô phải nhường chỗ cho chế độ địa chủ bóc lột tá điền, một hình thức suy đồi của chế độ phong kiến. Bộ máy nhà nước không còn ở trong tay bọn quý tộc điạ phương, nhưng được tập trung dưới quyền tuyệt đối của nhà vua: tức là dưới áp lực của nhân dân, giai cấp phong kiến đã phải bỏ một số đặc quyền chính trị địa phương chủ nghĩa,và công nhận nền dân tộc thống nhất; đồng thời chúng lại tập trung lực lượng để cố bám lấy chính quyền và kéo dài một chế độ suy đồi dưới hình thức quốc gia tập quyền. Chế độ nhà Trần chưa phải là tập quyền, nó còn là một hình thức quân chủ phong kiến phân quyền, sắp chuyển sang tập quyền. Nghĩa là bộ máy nhà nước xây dựng trên cơ sở nhân dân, với tác dụng là trấn áp những xu hướng chia rẽ của bọn quý tộc điạ phương, lại vẫn nằm trong tay bọn này. Chế độ phong kiến còn ở trong thời kỳ thịnh, và bọn lãnh chủ còn đủ sức để thống nhất những mâu thuẫn trong xã hội và lãnh đạo công trình xây dựng lực lượng dân tộc và chiến đấu chống ngoại xâm.
 Sở dĩ như thế là vì kinh tế thái ấp hãy còn tác dụng thúc đẩy sự phát triển của sức sản xuất. Từ ngày giải phóng, dưới quyền lãnh đạo của giai cấp phong kiến lãnh chủ, nông nghiệp luôn luôn tiến bộ, nhiều công trình thuỷ lợi được thực hiện, diện tích giồng giọt được mở rộng, công thương nghiệp càng ngày càng phát đạt. Trong cuộc phát triển chung của sức sản xuất, bọn thống trị chiếm nhiều lời nhất, nhưng các tầng lớp bình dân cũng được một phần, tức là càng ngày càng lên. Nhà Lý còn phải bảo hộ dân tự do bằng cách cấm không cho mua hoàng nam. Đến nhà Trần thì không thấy nói đến lệnh cấm ấy nữa. Chúng ta cỏ thể hiểu rằng hết nhà Lý thì quần chúng nhân dân đã khá mạnh, nhà nước phong kiến không cần phải bảo hộ họ nữa, thậm chí còn có xu hướng thu dụng những phần tử mạnh dạn nhất, tức là những đám dân nghèo lưu vong và biến họ thành nông nô hay gia nô, để tránh những cuộc bạo động. Sở dĩ mà còn dùng được phương pháp đó, cũng là vì kinh tế thái ấp còn khả năng phát triển song song với sức sản xuất của xã hội. Đời Trần sơ là thời kỳ toàn thịnh của chế độ phong kiến dân tộc. Một mặt thì tổ chức thái ấp được sử dụng triệt để bằng cách khuyến khích bọn vương hầu, công chúa, phó mã triệu tập những dân nghèo lưu vong làm nô tỳ để khai khẩn đất hoang và lập thành biệt trang. Một mặt khác thì việc mở rộng thành Thăng Long và tổ chức các phố xá thành 61 phường chuyên nghiệp chứng minh một bước tiến bộ của kinh tế hàng hoá. Hệ thống đê điều được xây đắp lần đầu tiên trên sông Nhị, sông Mã và sông Chu, chứng minh cụ thể sự phát triển nhanh chóng của toàn bộ nền sản xuất dân tộc. Tức là lực lượng nhân dân tuy đã lên cao nhưng chưa đi dến chỗ đối kháng sắc bén với chế độ thái ấp. Quyền lợi của nhân dân và quyền lợi của giai cấp thống trị tuy căn bản là đối lập, nhưng đồng thời lại được thống nhất một cách chặt chẽ: đó là điều kiện chủ yếu đã gây tinh thần đoàn kết cao độ trong dân tộc trước những cuộc xâm lăng của giặc Nguyên.
3.      Tác dụng của chế độ phong kiến lãnh chủ trong lịch sử dân tộc
Đây lại xuất hiện một vấn đề khó khăn. Theo nhận xét thông thường thì xã hội Việt nam cuối thời Bắc thuộc đã đi đến một hình thức phong kiến tập quyền, với bộ máy cai trị của bọn quan lại thực dân. Vậy đúng lẽ thì sau khi phong trào giải phóng dân tộc thành công, sức sản xuất cũng được giải phóng, cuộc tiến hoá phải kết thúc giai đoạn lãnh chủ bóc lột nông nô, củng cố bộ máy tập quyền, đào sâu mâu thuẫn giữa kinh tế hàng hoá và kinh tế địa chủ, và qua những cuộc nông dân khỏi nghĩa, hạn chế chế độ bóc lột tô. Đây trái lại, bọn phong kiến dân tộc lại phát triển kinh tế thái ấp, lập một chế độ lãnh chủ quý tộc phân quyền, chế độ này căn bản lại được duy trì đến nhà Trần. Vậy cứ xét hình thức bề ngoài thì hình như phong trào giải phóng dân tộc, một khi đã thành công, lại đưa xã hội vào một bước lùi. Nhưng nếu thế thì vì đâu mà chế độ phong kiến dân tộc, chính trong giai đoạn phân quyền của nó, lại có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của sức sản xuất?
 Tuy tài liệu còn rất thiếu sót nhưng đây cũng có thể đề ra một vài ý kiến để thảo luận. Theo ý chúng tôi thì bộ máy tập quyền của bọn quan lại thực dân chỉ là một hiện tượng nông cạn, không thể nào định nghĩa thực chất của xã hội Việt nam cuối thời Bắc thuộc. Đành rằng xung quanh những phủ và đồn thực dân, những thái ấp phong kiến đã phát triển, đồng thời cũng đã xuất hiện một số nông dân tư hữu, nhưng không có lý do gì cho phép chúng ta nói rằng xã hội cũ đã bị phá bỏ ở cơ sở nông thôn, xa những nơi trung tâm của bộ máy cai trị thực dân. Tất nhiên ở miền núi thì bọn tù trưởng vẫn giữ nguyên chế độ trước, hiện giờ còn kéo dài ở nhiều vùng thiểu số, đặc biệt là ở những khu vực người Mường. Nhưng ngay ở đồng bằng, sự thay đổi theo ý chúng tôi, cũng có hời hợt. Đây phải xét lại sơ qua quá trình tiến triển của xã hội Việt nam từ đời lạc hầu, lạc tướng.
 Xã hội Việt nam trước thời Bắc thuộc là một xã hội thị tộc tan rã, tiền nô lệ. Tức là trong đó đã có nhiều nô lệ, nhưng quan hệ chiếm hữu nô lệ chưa phải là quan hệ sản xuất chính, chế độ xã hội chưa phải là chế độ chiếm hữu nô lệ. Trạng thái của sức sản xuất chưa cho phép thoát khỏi phạm vi chế độ thị tộc nói chung. Trong những công cụ đào được ở Đông sơ, và thuộc về thời đó, đã có một vài lưỡi cuốc và thuổng bằng đồng, nhưng chưa có lưỡi cày. Một mặt khác thì sử cũ cũng chép rằng đến đời Tích quang, Nhâm điền, đân Giao chỉ, Cửu châu mới bắt đầu biết cày bằng trâu bò. Tức là đến đầu công nguyên sức sản xuất còn ở tình trạng nông nghiệp sơ kỳ, giồng giọt bằng cuốc thuổng. Vậy trước thời Bắc thuộc, chế độ nước An Lạc chỉ có thể là một chế độ quân chủ bộ lạc, vì chưa có cơ sở để đặt một bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ, đánh đổ những giới hạn hẹp hòi của chế độ thị tộc. Trong lịch sử thế giới, bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ là xây dựng trên cơ sở nông nghiệp phát triển, nhờ kỹ thuật cày bằng trâu bò. Tức là trước thời Bắc thuộc, chế độ sở hữu vẫn còn ở trong phạm vi thị tộc, tuy thực tế thì quyền sở hữu cộng đồng của thị tộc chỉ còn là một hình thức, và bọn tộc trưởng và gia trưởng đã chiếm quyền phân phối và sử dụng của công như của riêng. Vì chính cái quyền chiếm đoạt đó vẫn còn dựa vào cơ sở thị tộc, tức là dựa vào quan hệ liên đới cộng đồng giữa dân trong thị tộc. Quan hệ liên đới này vẫn là quan hệ căn bản trong xã hội và hạn chế phương thức sản xuất một cách rất là chặt chẽ. Ruộng đất của mỗi thị tộc được tổ chức thành một hay một số công xã tự chủ, dưới quyền chiếm đoạt của bọn tộc trưởng và gia trưởng. Đồng thời vì sức sản xuất đã phát triển đến kỹ thuật đổ đồng, và nhờ đó đã phát sinh một luồng trao đổi giữa các địa phương, bọn gia trưởng và tộc trưởng cũng có tổ chức cống nạp cho bọn lạc hầu, lạc tướng, lạc vương. Nhưng cơ sở sản xuất vẫn bị hạn chế trong phạm vi làng xã, và bọn tộc trưởng và gia trưởng lại bảo vệ quyền tự trị của chúng bằng cách cản trở sự giao thông trao đổi và duy trì kỹ thuật sản xuất trong trạng thái cựu truyền.
 Đến đời nhà Hán ở Trung hoa, thương mại quốc tế phát triển trên thế giới, bờ biển Việt nam thành một trung tâm đi lại và trao đổi hàng hoá giữa Trung hoa, Mã lai, Ấn độ, và Tây phương. Đó là điều kiện căn bản để thúc đẩy sự phát triển của sức sản xuất và phá vỡ những giới hạn hẹp hòi của chế độ thị tộc. Nhưng đồng thời bọn quan lại Trung hoa lại đến chiếm đất nước và đặt một chế độ thực dân, cản trở cuộc tiến hoá của xã hội Việt nam. Lúc đầu thì chúng giữ nguyên tổ chức lạc hầu, lạc tướng để bắt bọn này cống nạp người của cho chúng. Chế độ chiếm hữu nô lệ, bấy giờ đã đến thời kỳ toàn thịnh ở Trung hoa[1] sát nhập vào đất Giao chỉ, Cửu châu một cách rất là hạn chế, tức là nói chung vẫn duy trì những giới hạn hẹp hòi của phương thức sản xuất cũ. Đến đời Tích quang và Nhâm diên, bọn thực dân mới bắt đầu đặt cơ sở điền trang bằng cách cướp ruộng công xã. Nhưng sự thay đổi còn rất là hời hợt, không xứng đáng với những đòi hỏi phát triển của sức sản xuất, đồng thời lại tằng cường phương thức áp bức bóc lột và uy hiếp trực tiếp nhân dân thị tộc. Nhưng những đám nô lệ mới đã vùng dậy, lôi cuốn các thị tộc dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, và sau cuộc khởi nghĩa đó, bọn quan lại thực dân đã bắt buộc phải bãi bỏ quyền thống trị của bọn lạc hầu, lạc tướng và đặt một bộ máy cai trị thống nhất đến cấp huyện. Từ đấy bọn chủ nô và sau này là phong kiến thực dân, và tay sai của chúgn tiếp tục chiếm đoạt ruộng đất của các thị tộc xung quanh những trung tâm hành chính và quân sự của chế độ thống trị. Nhưng ngoài những khu vực đó, thì tổ chức công xã vẫn được bảo tồn vì bọn quan lại thực dân dựa vào đấy để bóc lọt nhân dân các địa phương. Một khi đã đánh đổ bọn lạc hầu lạc tướng, chúng lại trực tiếp lợi dụng cơ sở của bọn này ở các làng xã, tức là bắt bọn tộc trưởng và gia trưởng đi thu thuế, bắt phu, bắt lính, bắt nô lệ cho chúng. Tất nhiên trong quá trình tiến triển, bọn chủ nô và phong kiến dân tộc cũng dần dần lấn về các địa phương nói chung. Chế độ công xã càng ngày càng tan rã nhưng căn bản vẫn được duy trì: bằng chứng là đến cuối thời Bắc thuộc, bộ máy thực dân vẫn chỉ có tổ chức ở cấp huyện, tức là vẫn sử dụng tổ chức thị tộc ở xã. Mãi đến thời Khúc Hoạ mơi thấy chép đến việc đặt lệnh trưởng ở xã, và đấy cũng là bước đầu của chế độ phong kiến dân tộc.
 Nói tóm lại, trong thời Bắc thuộc, xã hội Việt nam có chuyển sang chế độ phong kiến phần nào mà sự biến chuyển đó liên quan với quyền lợi thực dân. Một mặt khác thì giai cấp phong kiến dân tộc đã dựa vào những cuộc khởi nghĩa của nhân dân để phát triển ít nhiều, nhưng sự thay đổi nói chung còn là nông cạn, chưa đi sâu vào cơ sở địa phương. Xét đến căn bản và toàn bộ, chế độ quan lại thực dân đã cản trở sự phát triển của sức sản xuất, kìm hãm cuộc tiến hoá của xã hội.
 Đến khi cuộc đấu tranh của nhân dân Việt nam kết hợp với phong trào nông dân Trung hoa, đã giải phóng đất nước, chế độ thị tộc còn tồn tại ở các làng xã tất nhiên cũng phải sụp đổ. Vì chế độ ấy, từ lâu đã hoàn toàn mâu thuẫn với trạng thái của sức sản xuất, đặc biệt là kỹ thuật đồ sắt và cày bằng trâu bò, và sở dĩ nó đã kéo dài đến thế, cũng chỉ là vì nó đã được bọn quan lại thực dân bảo thủ.
 Trong điều kiện lịch sử bấy giờ, công cuộc giải phóng sức sản xuất phải thông qua một thình thức phong kiến lãnh chủ. Cuối thời nhà Đường, nhân dân Trung hoa nổi dậy khắp nơi, chống triều đình thối nát, nhân dân Việt nam cũng khởi nghĩa và đập tan chế độ thực dân. Bọn phong kiến Việt nam, nhờ đó thoát khỏi ách đô hộ của bọn quan lại Trung hoa, lại lợi dụng ngay tình hình rối ren, và trong hai chục năm, cuối thế kỷ thứ IX và đầu thế kỷ thứ X, đua nhau cướp ruộng của các công xã, biến một phần dân thị tộc thành nông nô hay gia nô. Và để củng cố quyền áp bức bóc lột của chúng, chúng lại cấu kết với bọn thực dân cũ: năm 906, Khúc thừa Du dựa vào phong trào nhân dân lên cầm quyền, nhưng lại nhận chức Tiết độ sứ, tức là một chức thực dân, vì còn muốn duy trị bộ máy cai trị cũ. Nhưng ở các địa phương, cuộc đấu tranh của nhân dân giải phóng dân tộc đã đánh đổ những giới hạn hẹp hòi của tổ chức công xã thị tộc. Khúc Hạo, lên thế cha làm Tiết độ sứ không thể dựa vào cơ sở cũ của chính quyền thực dân, tức là uy thế của bọn tộc trưởng, gia trưởng, vậy đã phải đặt lệnh trưởng ở xã, để thu hút trong khuôn khổ chế độ phong kiến những sức sản xuất mới được giải phóng, và bảo đảm những quyền lợi mà bọn phong kiến dân tộc mới chiếm đoạt ở các địa phương. Nhò cơ sở được xây dựng ở cấp xã, giai cấp phong kiến dân tộc lên mạnh và có đủ sức để lãnh đạo phong trào nhân dân hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Sau khi Khúc thừa Mỹ thất bại trước giặc Nam Hán, Dương diên Nghệ nổi dậy hiệu triệu nhân dân đánh đuổi bọn xâm lăng. Họ Dương lên cầm quyền cũng chỉ tự xưng là Tiết độ sứ, tức là vẫn còn dựa vào lớp quan lại trước. Nhưng vì bọn này càng ngày càng bị thế kém trước sự phát triển của giai cấp phong kiến dân tộc, chúng đã phản lại chính quyền mới, âm mưu lập lại chế độ thực dân: Kiều công Tiễn giết Dương diên Nghệ, cướp lấy chính quyền và xin thần thuộc nhà Nam Hán. Nhưng từ mấy chục năm, chế độ phong kiến dân tộc đã bắt rễ sâu bền trong đất nước: Ngô Quyền nổi dậy giết Kiều công Tiễn, lãnh đạo toàn dân bảo vệ tổ quốc và tiêu diệt giặc xâm lăng ở sông Bạch đằng. Sau cuộc chiến thằng lịch sử của dân tộc, bọn quan lại thực dân cũ đã hết ảnh hưởng, giai cấp phong kiến Việt nam xác định lập trường độc lập: họ Ngô xưng vương, đóng đô ở Loa thành, địa điểm cũ của An dương vương, và đặt quan chế, lễ nghi theo truyền thống các triều Trung hoa.
 Nhưng cùng với lớp quan lại cũ, thực chất của bộ máy cai trị tập quyền đã bị tan rã. Vì bộ máy này trước kia là dựa vào lực lượng ngoại tộc, bây giờ lại không có cơ sở trong nước. Với những sức sản xuất còn lạc hậu, mới thoát khỏi những cản trở hẹp hòi của chế độ thực dân thị tộc, kinh tế quốc dân phải trải qua một giai đoạn phát triển những đại điền trang phong kiến. Trên cơ sở đó, chỉ có thể xây dựng một chế độ lãnh chủ phân quyền. Vậy bộ máy nhà nước mà họ Ngô đặt ra chỉ là một hình thức nông cạn, dựa vào uy tín cá nhân của vị anh hùng dân tộc. Và đến lúc Ngô Quyền chết thì bọn thổ hào nổi dậy vùng vẫy khắp nơi, gây tình trạng cát cứ đời Thập nhị sứ quân.
 Xem như thế thì giai cấp phong kiến dân tộc tuy có trách nhiệm lãnh đạo, nhưng căn bản là không có tinh thần đấu tranh triệt để, và luôn luôn tìm cách thoả hiệp với chế độ cũ. Sở dĩ chúng ta đã đi đến lập trường độc lập là vì đến một lúc nào đấy chúng đã chiếm đoạt nhiều quyền lợi quá, vậy không thể nào dung túng được bọn thực dân nữa. Mà một khi công cuộc giải phóng dân tộc thành công, nhờ công trình đấu tranh bền bỉ của nhân dân, bọn phong kiến thống trị cũng chỉ biết đua nhau chia xẻ đất nước. – Tuy nhiên kinh tế thái ấp có tính cách tiến bộ đối với kinh tế thị tộc. Đành rằng bộ máy cai trị tập quyền bị phá vỡ, nhưng căn bản là nông nghiệp ở các làng xã được phát triển. Vì chế độ quan lại thực dân bảo tồn tổ chức thị tộc, chế độ lãnh chủ dân tộc là hình thức tất yếu để giải phóng sức sản xuất.
 Đây cũng phải nhận rõ: công trình giải phóng sức sản xuất căn bản là ở phong trào nhân dân đánh đổ chế độ thực dân, làm chế độ thị tộc ở xã mất chỗ dựa. Nhưng công cuộc giải phóng phải thông qua hình thức lãnh chủ. Với trạng thái của sức sản xuất lúc bấy giờ, nông dân chưa có thể tổ chức nông nghiệp tự canh thành phương thức sản xuất chính, để thế vào phương thức sản xuất thị tộc. Mà chính trong quá trình chiếm đoạt của bọn phong kiến dân tộc, lợi dụng tình hình rối loạn để cướp ruộng đất thị tộc, quan hệ liên đới cộng đồng thị tộc lại bị phá huỷ. Một phần dân thị tộc thì bị bắt làm nông nô hay gia nô, nhưng phần còn lại đã trở thành nông dân tự do trong xã hội phong kiến, và đặt cơ sở để phát triển kinh tế hàng hoá, thống nhất dân tộc và xây dựng quốc gia. Tức là hình thức phong kiến lãnh chủ lúc bấy giờ là hình thức phát triển của lực lượng dân tộc nói chung, và đó là tác dụng của nó trong lịch sử. Nhưng tất nhiên đấy cũng còn là hình thức. Vì xét đến cơ sở và nội dung, thì vai trò quyết định là ở cuộc đấu tranh bền bỉ của nhân dân lao động giải phóng đất nước và mở đường phát triển cho những sức sản xuất của xã hội.
 

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

bài văn




  Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại . Tài năng kiệt xuất và đức độ cao cả của họ đã có ảnh hướng quyết định đến vận mệnh đất nước . Đọc lại áng văn “ Chiếu dời đô “ của Lí Công Uẩn và bản hùng văn bất hủ muôn đời “ Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn , chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ . Qua đó , chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc .
“Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí – 1 triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi . 
Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của 1 dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dừơng như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .
Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng 1 lí lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của 1 người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lí Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt ko chỉ là 1 nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm 1 nơi “trung tâm của trời đất” , 1 nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .
Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải
sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !
Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Theo em , phần đầu nhà vua đưa ra những lí lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lí Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại . 
“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ . 
Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ , nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công lấp lánh . Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách . Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là 1 ví dụ . Ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần . Người hùng này sở dĩ tên tuổi “muôn đời bất hủ” lưu danh trong sử sách , là nhờ những chiến công giữ nước tuyệt vời . Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng , Chương Dương , Hàm Tử . Là người đã bẻ gẫy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên – Mông . Nhà quân sự kiệt xuất này có những chiến công hiển hách là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim ý chí của một anh hùng dân tộc .

Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ , nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công lấp lánh . Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách . Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là 1 ví dụ . Ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần . Người hùng này sở dĩ tên tuổi “muôn đời bất hủ” lưu danh trong sử sách , là nhờ những chiến công giữ nước tuyệt vời . Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng , Chương Dương , Hàm Tử . Là người đã bẻ gẫy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên – Mông . Nhà quân sự kiệt xuất này có những chiến công hiển hách là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim ý chí của một anh hùng dân tộc .
Đọc “Hịch Tướng Sĩ” cứ ngỡ như nghe tiếng nói của cha ông , của non nước . Nó nồng nàn 1 tinh thần yêu nước . Nó nồng nàn 1 tinh thần yêu nước , nó biểu hiện 1 lòng câm thù giặc sâu sắc , 1 ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù , ko chỉ là của riêng Trần Hưng Đạo mà là kết tụ trong đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc .
Trrước tai hoạ đang đến gần : quân Mông – Nguyên đang lăm le xâm lược lần thứ 2 với quy mô chưa từng thấy hòng ko cho 1 ngọn cỏ của nước Đại Việt được mọc dưới vó ngựa của 50 vạn quân , Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ 1 lòng , chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến sống còn . Những lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm , những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã chỉ ra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giắc và những việc cần làm để chống giặc .
Trần Quốc Tuấn đau nỗi đau của dân tộc , nhục cái nhục quốc thể . Viết cho tướng sĩ , nhưng ta thấy ông phơi trải tấm lòng mình . Nổi bật nhất là lòng căm thù giặc . Tác giả thật ngứa mắt khi thấy “sứ giặc đi lại nghênh ngang” , thật ngứa tai khi chúng “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình” . Tác giả rất kinh bỉ , đã “vật hoá” chúng , gọi là “dê chó” , là “hổ đói” .“Ta thường tới bữa quên ăn , nửa đêm quên vỗ gối , .... 

Đất nước ta có những triều đại vững bền và phát triển, là nhờ vị vua như Lý Công uẩn nười đã sáng lập ra vương triều nhà Lý và tướng Trần Quốc Tuấn, vị tướng tài giỏi hai lần chỉ huy nhân dân ta chiến thắng quân Mông Nguyên. Vì vậy văn bản "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" đã nói lên vai trò quan trọng của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước

Vậy thế nào là vị lãnh đạo anh minh? Vị lãnh đạo anh minh là những vị vua, vị tướng yêu nước thương dân, hết lòng chăm lo cho vận mệnh đất nước, cuộc sống của muôn dân, những vị vua, vị tướng thông minh tài gỏi, nhìn xa trông rông, có tài lãnh đạo, điều binh khiển tướng.

Lý Công Uẩn là vị vua anh minh vì ông là vị vua yêu nước thương dân.

Sau khi lên ngôi vua, việc đâu tiên mà ông nghĩ đến là việc dời đô. Vì theo sử sách nhà Chu, nhà Thương, vua Bàn canh nhiều vần dời đô cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Đó chính là việc làm của vị vua yêu nước thương dân.

Khi nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, không dời đô cho nên triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, điều đó đã khiến Lý Công uẩn rất đau xót. Đó là tấm lòng yêu nước của Lý Công Uẩn, đau xót trước vận mệnh ngắn ngủi của những triều đại đã qua.

Lý Công Uẩn là vị vua anh minh vì ông là một vị vua thông minh tài giỏi.

Ông thông minh tài hỏi nên ông có thể xìn thấy được thành Đại La hội đủ yếu tố, xứng đáng một kinh đô bậc nhất, đế vương muôn đời. Thành Đại La ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đã đúng nơi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, địa thế rộng mà bằng phẳng đất cao mà tháng.... Quả là Lý Công Uẩn có cái nhìn thật sáng suốt.

Ông thông minh tài giỏi nên ông được tôn lên làm vua, ông là người sáng lập nên vương triều nhà Lí.
Trần Quốc Tuấn là vị tướng anh minh vì ông là vị tướng yêu nước thương nhân.

Khi bọn giặc sang xâm lược, cướp bóc, bắt nạt tể phụ, ông vô cùng căm ghét, ông quyết tâm giết giặc:"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm nằm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước bắt đầm đìa, chỉ tước chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thì. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng."

Trần Quốc Tuấn là vị tướng giỏi nên ông nêu ra những tấm gương trung thần nghĩa sĩ để khúc lệ tướng sĩ xả thân vì nước.

Sự tài giỏi của ông thể hiện ở khi ông nhìn thấy và phân tích cho tướng sĩ thấy lối sống sai hưởng thụ của các tướng sĩ sẽ dẫn đến mất nước, để tướng sĩ từ và và theo ông học binh thư yếu lược và rèn luyện võ nghệ, chiến thắng kẻ thù xâm lược.

Qua hai văn bản "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" đã nêu lên vai trò quan trọng của những người lãnh đạp anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn. Họ là những vị vua, vị tướng đánh kính, đáng tự hào.






Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

Các kiểu tóc đẹp

Kiểu 4: Buổi tóc xinh xắn cho hẹn hò





Bước 1: Đầu tiên, chia tóc thành 2 phần trên và dưới, phần


 trên cố định bằng kẹp tóc, phần dưới chia làm 2 phần trái và


 phải, chú ý đừng nên phân rõ đường ranh giữa 2 phần tóc


 quá, sẽ không tự nhiên.







Bước 2: Phần tóc phía trên bỏ ra rồi túm lệch sang bên tai trái, cuộn tròn lại và cố định bằng kẹp.





Buớc 3: Đánh tơi búi toc sang 2 bên, sau đó


 dùng kẹp tóc khéo léo cố định búi tóc.





Bước 4: 2 lọn tóc đã rẽ bạn để ra đằng trước, 


xoắn nhẹ rồi dùng thêm 1 cái kẹp tăm cố định


 phần chân.






































Bước 5: Cuối cùng dùng 1 chiếc trâm cài tóc xinh xắn cài lên búi tóc.







Kiểu 6: Tiểu thư điệu đà, đáng yêu


Có muôn vàn cách để bạn tạo sức hút với khuôn mặt của
 mình, và những kiểu tóc sẽ đóng góp phần lớn cho khuôn
 mặt thêm rạng ngời.
    


Hãy cùng tạo kiểu cho mình với mẫu tóc tiểu thư duyên
 dáng dưới đây:




Bước 3: Khi đã hoàn thiện hai phần tóc tết, bạn hãy
 tiếp tục lấy phần tóc còn lại cột lệch gọn lại (và nên nhớ bớt lại một phần ba tóc phía chân gáy).
Bước 4: Lấy hai đuôi tóc đã tết
 quấn tròn và thu gọn lại ở phần nút chun lọn tóc đã cột sao cho gọn gàng và khéo léo. Để giữ
 tóc gọn và cố định, bạn có thể tạo nút thắt bằng chun nhỏ hoặc ghim cài.
Bước 5: Lúc này bạn hãy dùng gel xịt tạo nếp và máy
 sấy cuốn từ từ cho tạo lọn sóng lớn về phía trước.

 Bước 6:
 Dùng các ngón tay xé tóc và đan théo hướng lọn xoăn sao cho
 tóc thật tự nhiên.

Bước 7: Cuối cùng, bạn hãy
 điểm thêm cho mái tóc của mình một chiếc kẹp hoặc bông hoa to màu sắc cài lệch tại điểm nút
 của tóc, nó sẽ làm khuôn mặt của bạn gái trở nên yểu điệu và rất nữ tính khi diện những bộ đầm
 mềm mại.
Kiểu 8: Tóc xoăn bồng bềnh
Một mái tóc xoăn bồng bềnh tự nhiên luôn thu hút mọi ánh nhìn. Chỉ với 10 phút làm 
theo hướng dẫn sau đây bạn sẽ có một mái tóc như ý trong cả ngày dài. Vậy bạn còn
 chần chờ gì nữa hãy chuẩn bị dụng cụ và tập làm cùng chúng tôi.
Dụng cụ: Lược, gel giữ nếp và lô quấn (loại lô to sẽ tạo sóng lớn và tự nhiên).
Bước 1: Chải tóc cho mượt mà và bắt đầu quấn lô theo hình dưới đây, bạn lưu ý lô 
được quấn từ chân tóc vào sát chân tóc và bạn đừng quên xịt gel trước khi quấn lô.
Bước 2: Bạn để khoảng 15 phút, trong 15 phút này bạn có đủ thời gian để trang điểm
 hoặc làm những công việc khác.
Bước 3: Gỡ lô nhẹ nhàng và xếp lọn tóc thuận chiều.
Bước 4: Tiếp đến, bạn có thể đánh rối nhẹ phần chân tóc để thêm bồng bềnh.
Bước 5: Xịt gel lần cuối để cố định hướng tóc mà bạn mong muốn.




Thật là đơn giản với một mái tóc bồng bềnh cho cả ngày dài đúng không nào, chúc bạn thành công với hướng dẫn này!

Chúc các bạn chọn cho mình những kiểu tóc phù hợp